Gặp gỡ Hội đồng quản trị của chúng tôi
Mời bạn gặp gỡ Hội đồng quản trị của chúng tôi. Với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận, Linux Professional Institute (LPI) dựa trên các nỗ lực của đội ngũ nhân viên và các đối tác từ khắp nơi trên thế giới. Chúng tôi tự hào giới thiệu với bạn nhóm tình nguyện viên tận tâm của chúng tôi- những người dẫn dắt tổ chức thuộc cấp Hội đồng quản trị.
Jon “maddog” Hall
Jon “maddog” Hall là Chủ tịch Hội đồng quản trị của Linux Professional Institute. Từ năm 1969, Jon ‘maddog’ Hall là một lập trình viên, nhà thiết kế và quản trị viên hệ thống, giám đốc sản phẩm, giám đốc tiếp thị kỹ thuật, là tác giả và nhà giáo dục, hiện tại ông đang làm việc như một nhà tư vấn độc lập.
Mặc dù không phải là thành viên sáng lập của LPI, nhưng ông đã giúp đỡ xây dựng một số ý tưởng và đóng góp tiền cá nhân để tiến hành đo nghiệm tinh thần cho 200 bài thi đầu tiên.
Khi Jon ‘maddog’ Hall gặp Linus Torvalds lần đầu tiên và nhận ra tầm quan trọng thương mại của Linux cũng như Phần mềm mã nguồn mở và tự do, ông đã chú tâm vào các hệ thống Unix từ năm 1980 và các hệ thống Linux từ năm 1994
Ông đã đi khắp nơi trên thế giới để nói về những lợi ích của Phần mềm mã nguồn mở sau khi nhận được bằng Cử nhân Thương mại và Kỹ thuật từ Đại học Drexel, và MSCS từ RPI ở Troy, New York.
VM (Vicky) Brasseur
VM (hay còn gọi là Vicky) là một chiến lược gia doanh nghiệp chuyên về phần mềm mã nguồn mở và tự do trong kinh doanh. Cô đã dành phần lớn thập kỷ của mình làm việc trong lĩnh vực công nghệ, dẫn dắt các bộ phận và đội nhóm phát triển phần mềm, cung cấp hoạt động quản lý kỹ thuật, tư vấn lãnh đạo cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời giúp các công ty hiểu, sử dụng, phát hành và đóng góp vào phần mềm mã nguồn mở và tự do theo cách tốt nhất cho lợi nhuận của họ và cho cả cộng đồng.
Cô là tác giả của _Forge Your Future with Open Source_, là cuốn sách đầu tiên và duy nhất mô tả chi tiết cách thức các cá nhân độc lập có thể đóng góp vào các dự án phần mềm mã nguồn mở và tự do. Cuốn sách được xuất bản bởi The Pragmatic Programmers và có sẵn tại https://fossforge.com. Cô cũng đang trong quá trình viết cuốn sách thứ hai cho Pragmatic xoay quanh cách sử dụng, đóng góp và phát hành các dự án mã nguồn mở một cách hiệu quả và chiến lược nhất cho doanh nghiệp.
Vicky đã từng là người điều hành và tác giả cho opensource.com, tác giả của Tạp chí Linux và FOSSlife, Phó Chủ tịch Sáng kiến Mã nguồn Mở, cũng là một diễn giả thường xuyên và phổ biến tại các hội nghị và sự kiện nguồn mở / tự do. Cô ấy vinh dự là người chiến thắng Giải thưởng Perl White Camel Award (2014), Giải thưởng O’Reilly Open Source Award (2016) và hai Giải thưởng Opensource.com Moderator’s Choice Awards (2018, 2019). Cô viết blog về mã nguồn mở /tự do, kinh doanh và quản lý kỹ thuật tại anonymoushash.vmbrasseur.com.
Dorothy Gordon
Dorothy Gordon là một nhà lãnh đạo toàn cầu trong lĩnh vực công nghệ và phát triển, chú trọng đặc biệt vào châu Phi. Công việc của cô nhằm mang lại sự gắn kết và những hành động to lớn hơn về các vấn đề về chính sách, thực thi và đánh giá liên quan đến tác động của công nghệ đối với xã hội. Cô ấy là một người theo chủ nghĩa Pan-Africanist (tạm dịch: chủ nghĩa liên Phi) và là một nhà nữ quyền.
Dorothy hiện là Chủ tịch Hội đồng Liên Chính phủ về Chương trình Thông tin cho Mọi người của UNESCO với nhiệm vụ xây dựng một Xã hội Tri thức toàn diện hơn. Cô là thành viên của nhóm chuyên gia Đối tác toàn cầu về Trí tuệ Nhân tạo trong đổi mới và thương mại hóa. Trước đây, cô phục vụ trong Ủy ban Toàn cầu về Quản trị Internet và làm việc nhiều năm trong vai trò người quản lý với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc.
Sự tận tâm của cô đối với công nghệ mã nguồn mở bắt nguồn từ thực tế rằng chúng xây dựng nên quyền sở hữu, đổi mới và tính đa dạng công nghệ to lớn hơn. Là Tổng giám đốc sáng lập của Trung tâm Xuất sắc Kofi Annan Ghana-Ấn Độ về ICT, cô đảm bảo rằng các hệ thống backend đều được vận hành độc quyền trên công nghệ mã nguồn mở. Trong nhiệm kỳ của mình, Trung tâm đã tổ chức FOSSFA (Quỹ Phần mềm Tự do và Nguồn mở cho Châu Phi) và cô chính là thành viên Hội đồng. Dorothy hiện đang làm việc trong Hội đồng Cố vấn của đơn vị Hội đồng Tài sản sáng tạo công cộng, nơi mà trước đây cô ấy đã từng là thành viên ở đó. Cô ấy là một người ủng hộ mạnh mẽ các nguyên tắc ROAM (phổ quát internet) và tất cả các khía cạnh của Open Movement (Phong trào Mở)
Klaus Knopper
Klaus Knopper Klaus Knopper là một Kỹ sư điện với thập kỷ quản trị Unix (các thương hiệu khác nhau) và đặc biệt là hệ thống Linux, đồng thời là nhà phát triển hệ điều hành tuỳ chỉnh dựa trên Linux, là người có đam mê trong việc mài mò phần cứng và phần mềm.
Vai trò chính của ông là giáo sư thường xuyên về Công nghệ phần mềm, An ninh Công nghệ thông tin và tin học trong các chương trình Tin học kinh doanh / Quản lý thông tin (Cử nhân & Thạc sĩ) tại khoa Kinh tế Kinh doanh, là Phó Chủ tịch Số hóa tại Đại học Khoa học Ứng dụng Kaiserslautern / Đức. Hơn nữa ông còn là nhà phát triển phần mềm và tư vấn tự do.
Klaus định cư tại châu Âu và ở khu vực nói tiếng Đức, là người đồng sáng lập của triễn lãm và hội nghị LinuxTag trước đây được khởi xướng từ năm 1996, đồng thời là diễn giả tại nhiều sự kiện liên quan đến Linux (Mỹ, Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Ấn Độ). Năm 2000, ông trình bày hệ thống GNU/Linux Knoppix trực tiếp tại Atlanta Linux Showcase. Mặc dù Knoppix hướng mục tiêu tới các nhà phát triển, hoạt động đánh giá phần mềm và kiểm tra khả năng tương thích phần cứng tại thời điểm đó, hơn là những cá nhân mới vào nghề, nhưng nó đã giúp nhiều người có được trải nghiệm với Máy tính dựa trên Linux hoặc cứu dữ liệu từ các hệ điều hành khác bị lỗi mà không cần sửa đổi đĩa.
Tiện ích mở rộng khả năng truy cập ADRIANE của Knoppix cho phép người dùng máy tính khiếm thị dễ dàng bắt đầu với Linux trên “bảng điều khiển văn bản biết nói” mà không cần hoặc cần ít hơn sự trợ giúp về thị lực.
Michinori Nakahara
Michinori Nakahara đã có hơn 33 năm làm việc tại IBM-Nhật Bản ở nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau, chuyên trách khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Sau đó, ông làm Giám đốc Đào tạo cho một công ty khởi nghiệp phần mềm mã nguồn mở có trụ sở tại Tokyo. Tháng 11/2022, ông được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc AutoGrid Systems Nhật Bản.
Từng làm việc tại Nhật Bản, học tập ở cả Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ và làm việc sâu sát với các công ty Công nghệ thông tin của Hoa Kỳ và Châu Âu, ông mang đến một góc nhìn độc đáo và đa dạng cho cộng đồng Linux và Mã nguồn mở với tư cách là thành viên của Hội đồng quản trị LPI.
Với bề dày chuyên môn về Linux và Phần mềm mã nguồn mở từ năm 1999, với tư cách là Giám đốc phát triển kinh doanh Linux tại IBM-Nhật Bản và chịu trách nhiệm làm việc với các đối tác toàn cầu của IBM, kinh nghiệm của ông đối với các hệ thống dựa trên Linux / OSS rất phong phú.
Nhờ sự quen thuộc với công nghệ và các gương mặt nổi trội cả trong và ngoài khu vực, đã thôi thúc ông đóng góp vượt xa phạm vi công sở, ông làm việc trong các ủy ban, diễn đàn khác nhau và trong các tổ chức dành riêng cho giáo dục và chính sách Linux và Mã nguồn mở ở Nhật Bản.
Michinori Nakahara coi việc góp mặt trong Hội đồng quản trị LPI cùng với các chuyên gia Linux dày dạn kinh nghiệm khác là cơ hội để mở rộng thêm kiến thức và áp dụng kinh nghiệm hàng thập kỷ của bản thân tại châu Á và cộng đồng Linux toàn cầu vào sự nghiệp phát triển của LPI, Mã nguồn mở và thế giới.
Emmanuel Nguimbus
Emmanuel Nguimbus là một kỹ sư máy tính với 12 năm kinh nghiệm. Ông là Thành viên LPI, được chứng nhận LPIC-3 và là Nhà đào tạo được LPI phê duyệt.
Từ năm 2015, ông là Nhà đào tạo cho Linux và các giải pháp mã nguồn mở nói chung. Ông dạy về Hệ điều hành, Đám mây và Bảo mật tại trường đại học. Tất nhiên, tất cả các khóa học ông dạy đều dựa trên mã nguồn mở. Ông thành lập nên BACKBONE CORP, công ty đầu tiên của mình vào năm 2013 và hiện vẫn đang quản lý nó.
Ông cũng là người đồng sáng lập một số dự án chỉ sử dụng mã nguồn mở như: Teledocta – một nền tảng y tế kỹ thuật số và OpenStudi – một nền tảng eLearning cộng đồng nói tiếng Pháp cho FOSS.
Bất kể trong công ty mình điều hành hay trong các dự án mà mình hợp tác, ông đều quảng bá Linux. Ông là một nhà tư vấn trong khuôn khổ của một số dự án tư nhân và chính phủ, hoạt động 100% nguồn mở. Ông là thành viên của các nhóm làm việc tư nhân và công cộng, nhóm dự án, ban giám sát và chỉ đạo. Trong bối cảnh đó, Emmanuel đã có thể làm quen với các vấn đề về đào tạo, quản lý, kinh doanh, chiến lược và quản trị.
Ted Matsumura
Ted Matsumura đã làm việc trong ngành công nghệ từ giữa những năm 1980, và với Linux và FOSS từ giữa những năm 1990. Là giám đốc sản phẩm cho Adaptec Nhật Bản, ông đã quảng bá Linux và FOSS tại các công ty khởi nghiệp cũng như các công ty lớn hơn với tư cách là giám đốc sản phẩm bao gồm Intel, Packet Engines, Penguin Computing và một vài các công ty nhỏ hơn.
Ted đã đóng góp vào dự án “Crouton”, một phương pháp ban đầu cho phép Linux chạy trên Chromebook và là tác giả của một quyển ebook về dự án này.
Ted cũng đã làm việc với các nhà phát triển hạt nhân Linux để phát triển các trình điều khiển Gigabit Ethernet Linux đầu tiên trong khi ông làm việc tại Packet Engines. Ted đã giảng dạy Linux và khoa học máy tính với vai trò là giáo sư trợ giảng, hiện ông đang làm việc tại một công ty đa quốc gia về môi trường đám mây an toàn và DevSecOps. Ông định cư tại Tây Bắc Thái Bình Dương.
Ricardo Prudenciato
Tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin và Sau đại học ngành Mạng máy tính, sự nghiệp của Ricardo Prudenciato luôn tập trung vào Linux và các công nghệ Mã nguồn mở, chủ yếu làm việc trong công tác hỗ trợ và quản trị các hệ thống cũng như các dịch vụ của chúng.
Trong 20 năm kinh nghiệm, ông đã làm việc ở hầu hết các cấp độ mà một chuyên gia Linux sẽ trải qua trong sự nghiệp của mình, từ thực tập sinh đến nhân viên cấp cao, lãnh đạo và điều phối nhóm. Ông cũng có cơ hội làm việc tại nhiều loại hình công ty khác nhau, từ các tổ chức nhỏ đến lớn như IBM, Portugal Telecom và Vivo (Brazil).
Trong 5 năm qua, ông tập trung vào việc giảng dạy và cố vấn cho các chuyên gia trong hành trình của họ với Linux và Mã nguồn mở, chia sẻ kiến thức tích luỹ qua nhiều năm, thông qua đào tạo trực tuyến chú trọng vào Linux và đặc biệt là Chứng chỉ LPI.
Ông đã cho ra đời các khóa học Giới thiệu về GNU / Linux, Lập trình Tệp lệnh Shell và Các chuẩn bị cho Chứng chỉ LPIC-1 và LPIC-2, với hơn 38.000 học viên.
Uirá Ribeiro
Giáo sư Uirá Ribeiro là nhà điều hành cao cấp cấp độ C với nền tảng Công nghệ thông tin vững chắc, Nhà phát triển phần mềm và Kỹ sư kiến trúc Internet có kinh nghiệm xấp xỉ 23 năm. Ông luôn dẫn đầu các xu hướng trong công nghệ Mã nguồn mở. Là một nhà giáo dục, đã đạt đến đỉnh cao, là hiệu trưởng của một trường đại học tại Brazil trong hơn 15 năm.
Ông sở hữu bằng Thạc sĩ Tin học và Cử nhân Xử lý dữ liệu, cùng mười lăm chứng chỉ Công nghệ thông tin khác, chẳng hạn như “AWS Certified Cloud Practitioner”, “AWS Certified Architect”, “AWS Certified SysOps”, “CompTIA Linux+ce”, “Scrum Foundation Professional Certificate”, “Linux Foundation Certified System Administrator”, “CompTIA Project”, “CompTIA Linux”, “LPIC-3”, “CompTIA Security ce”, “RHCSA”, “RHCE” và “Red Hat Specialist in Containers and Kubernetes”.
Ông là tác giả của 11 cuốn sách, có giá trị công nhận trên thị trường Công nghệ thông tin thế giới, được xuất bản bằng tiếng Anh, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ý, với tư cách là Đối tác xuất bản LPI.
CEO và người sáng lập của Linux Certification Edutech, trong 15 năm, ông đã dạy các lớp học trực tuyến Linux, với hơn 14.000 học viên được chứng nhận.
Thiago Sobral
Thiago Sobral làm việc với Linux, phần mềm Tự do và Mã nguồn mở từ năm 1998. Ông bắt đầu công việc với vị trí thực tập sinh phần cứng, sau đó chuyển sang làm lập trình viên C ANSI trong Linux. Một thời gian sau, ông chuyển sang làm cố vấn, tiếp theo lại bắt đầu làm việc như một người dạy học. Vào thời điểm đó, ông nhận ra rằng mình là một người truyền cảm hứng FOSS.
Ông là thành viên của Hiệp hội Phần mềm Tự do tại Brazil, là một phần của phong trào Mã nguồn mở và Tự do ở đó vào đầu thế kỷ, là tác giả của nhiều bài báo, người diễn thuyết tại các sự kiện khác nhau ở Brazil và nước ngoài.
Nền tảng kỹ thuật của ông vượt ngoài hệ điều hành và lập trình. Ông đã làm việc với nhiều công nghệ khác nhau và việc tích hợp chúng, từ cơ sở hạ tầng đến các ứng dụng bao gồm mạng, bảo mật và tất cả các vấn đề phát sinh trong môi trường khách hàng hoặc những nơi ông đảm nhận với tư cách là quản trị viên hệ thống. Ông đã làm việc cho các doanh nghiệp nhỏ và lớn, là cựu nhân viên của Conectiva, Red Hat và SUSE, những nơi ông có thể trải nghiệm và hiểu được nhu cầu cũng như giá trị của mã nguồn mở doanh nghiệp.
Ông là thành viên của Ủy ban Luật Kỹ thuật số ở Sao Paulo, là giảng viên và người đào tạo, tạo ra các sự kiện FOSS và tham gia vào hàng trăm sự kiện trong số đó. Ông có một nền tảng kỹ thuật vững chắc và sau đó chuyển sang lĩnh vực kinh doanh, chiến lược và tiếp thị. Hiện nay, ông là Giám đốc Cung cấp toàn cầu vềmã nguồn mở tại IBM. Ở đó, ông chịu trách nhiệm cho toàn bộ dịch vụ, từ cam kết kỹ thuật đến kinh doanh tổng thể được tạo ra bởi mã nguồn mở. Do đó, ông tham gia rất nhiều vào các cộng đồng khác nhau trên khắp thế giới và có cái nhìn toàn diện về nhu cầu của cộng đồng, doanh nghiệp, chuyên gia và lập trình viên ít kinh nghiệm.